Cây chay là cây thân gỗ cao, trung bình từ 10-15m, chăm sóc tốt, cây có thể cao hơn. Thân mọc thẳng, phân thành nhiều cành. Vỏ cây màu xám, cành non có lông màu nâu.Cây có lá mọc so le nhau, xếp thành 2 hàng. Phiến hình trái xoan hoặc bầu dục, dài từ 5 đến 13 cm, rộng từ 3 đến 7 cm. Đầu lá nhọn, gốc tròn, có gân nổi rõ, mặt dưới có nhiều lông ngắn màu nâu. Cây chay thường ra hoa vào tháng 4, tháng 5.
Mùa quả vào tháng 6, tháng 7, quả chay có hình hơi tròn nhưng không phẳng, có những phần lồi lên trông như những núm. Quả non màu xanh, khi chín màu vàng. Thịt quả có màu hồng mát mắt mềm, khi ăn có vị chua thanh.
Cây Chay là loài cây đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Cây mọc tự nhiên ở các tỉnh: Lào Cai, Bắc Cạn, Lai Châu… Hiện nay, cây đã được trồng và nhân giống ở nhiều tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nam, Bắc Giang, Thanh Hóa ...
Cây Chay Giống
Công dụng của cây Chay:
Cây chay được trồng để lấy bóng mát, làm cảnh. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây chay còn được dùng với nhiều tác dụng trong y học.
Theo Đông y, lá và rễ cây Chay có thể dùng để sắc uống, có tác dụng chữa đau lưng, rong kinh, bạch đới. Cha ông ta còn dùng Chay để làm chắc chân răng. Đặc biệt, trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc chữa tê thấp, mỏi lưng, đau gối rất hiệu quả từ cây Chay.
Lá và rễ cây Chay có thể thu hái quanh năm. Việc sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần phơi hay sấy khô là có thể dùng được. Hơn nữa lá cây Chay càng hái lại càng mọc nhanh.
Quả chay có vị chua, có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, quả chay có thể dùng để ăn làm món khai vị giúp cho hệ tiêu hóa, làm ăn cơm ngon. Quả chay khi chín chứa nhiều vitamin C được dùng để giải khát. Bên cạnh đó, quả chay còn có thể được ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu canh chua, canh cá, kho cá, kho quả chay với cua đồng.
Quả Chay
Lá cây chay có những công dụng đặc biệt, dùng để ức chế miễn dịch để điều trị các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, vảy nến, viêm khớp dạng thấp eczema tổ đỉa và nhược cơ.
Điều trị bệnh Nhược cơ:
Nhược cơ là một trong những bệnh tự miễn hiếm gặp nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe con người. Sức cơ của người bệnh yếu dần, mặc dù cấu trúc cơ bình thường, sức khỏe của các hệ cơ quan khác bình thường nhưng người bệnh lại không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhược cơ là: Sụp mi, tổn thương các cơ nói, cơ nhai, cơ hô hấp, cơ nuốt, tổn thương các cơ ở chi và thân.
Giai đoạn nặng người mắc bệnh nhược cơ còn không thể nhấc được tay lên, cũng không thể bước đi, đồng thời các cơ hô hấp yếu dần, bệnh nhân chỉ ngồi để thở và có nguy cơ tử vong rất cao do biến chứng suy hô hấp.
Bằng thử nghiệm tại Bệnh viện Quân y 103 năm 1995, Đại tá, GS.BS Phan Chúc Lâm đã khẳng định rằng: “Dịch chiết nước từ lá Chay bắc bộ giúp làm giảm và hết các triệu chứng lâm sàng ở 90% bệnh nhân nhược cơ nặng trong tổng số 31 bệnh nhân thử nghiệm, đặc biệt thuốc làm giảm nhanh triệu chứng sụp mí mắt ở bệnh nhân, đây là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất ở bệnh nhân nhược cơ.”
Cây Chay
Cây Chay Bắc Bộ cũng là vị dược liệu đầu tiên trên thế giới được đánh giá là có tác dụng ức chế miễn dịch chọn lọc rất mạnh, hơn nữa chỉ ức chế miễn dịch gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các miễn dịch có lợi của cơ thể và lại không hề có độc tính.
Cách trồng và chăm sóc cây Chay:
Cây chay dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây được nhân giống bằng hạt hoặc chiết cành. Đối với cây trồng bằng hạt lâu ra quả hơn cây nhân giống bằng chiết cành. Cây chay ưa loại đất Feralit, đất có nhiều mùn và thoát nước tốt. Nên trồng cây chay ở những nơi thoáng mát, có diện tích rộng để cây phát triển nhiều tán, sinh trưởng nhanh. Cây chay ít sâu bệnh.
Cây chay ngoài tác dụng làm bóng mát, nó còn mang ý nghĩa phong thủy, là loại cây dễ trồng và chăm sóc.