Cỏ xạ hương được xem là loại gia vị quen thuộc của ẩm thực Ý hay một bó hoa trang trí với hương thơm đặc biệt. Cỏ xạ hương đóng góp một hương thơm tinh tế, bổ sung cho rất nhiều món súp, món hầm và món nướng.
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HẠT GIỐNG CỎ XẠ HƯƠNG THYME
Cỏ xạ hương phát triển mạnh trong điều kiện nắng, vì vậy nếu bạn đang trồng cỏ xạ hương trong các thùng, hãy trồng cây hương thảo, cũng có nhu cầu tưới nước tương tự. Trong vườn, trồng cùng với dâu tây, cải bắp, cà chua, cà tím, bông cải xanh và bắp cải tí hon.
Hạt giống Cỏ xạ hương Thyme là cây thảo mộc không chỉ thơm dịu nhẹ mà còn đẹp tự nhiên nữa. Những chiếc lá của cỏ xạ hương thường có hình elip cúp lại, và nhỏ xíu xinh xinh, với chiều dài khoảng 0,3 cm và chiều rộng khoảng 0,4 cm có cuống ngắn, mép lá cuốn lại có lông như bông ở mặt dưới..
Cỏ xạ hương có thân cao 10 - 15cm, mọc thành khóm xám hay lục trăng trắng, thân hóa gỗ, mọc đứng hay nằm, phân nhánh nhiều và có lông mịn. Khác với những loại cỏ thơm thông thường khác, cỏ xạ hương được lòng rất nhiều đầu bếp cũng như thực khách thưởng thức bởi nó có thể thích nghi với đủ loại thực phẩm từ rau củ quả cho đến các loại thịt, hải sản, giúp món ăn nổi bật hương vị và kích thích tiêu hoá.
Đặc biệt, không chỉ mang đến mùi hương đặc trưng, lôi cuốn, cỏ xạ hương còn được biết đến như một loại “thần dược” rất tốt cho sức khỏe. Chỉ cần dùng loại cỏ này ngâm trà và uống thay nước bạn sẽ có thể chữa trị những bệnh liên quan tới hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, ho, cảm cúm, ...
THÀNH PHẦN DƯỢC TÍNH CÓ TRONG CỎ XẠ HƯƠNG
Trong xạ hương, có rất nhiều thành phần hóa học khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là 3 thành phần Thymol, eugenol và carvacrol. Trong đó: Thymol là một loại phenol có công thức: C10H14O. Nó chính là thành phần tạo nên mùi thơm đặc trưng của cỏ xạ hương.
Carvacrol có tính chất kháng khuẩn, chống lại các virus, vi khuẩn vô cùng mạnh mẽ. Nhờ đó, nó có khả năng kháng viêm, chống viêm cho cơ thể. Eugenol có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt. Nó là một hoạt chất được sử dụng rộng rãi trong ngành nha khoa để điều trị đau nhức, ê buốt chân răng.
Nhờ những thành phần này, cỏ xạ hương đã trở thành một trong những loại thảo dược tuyệt vời. Nó được rất nhiều người ưa thích, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
CÔNG DỤNG ÍT BIẾT CỦA CỎ XẠ HƯƠNG THYME
Bạn có thể dùng cỏ xạ hương để làm sạch phòng và để tạo vị thơm bằng cách đốt cháy cỏ xạ hương khô, hoặc treo thành bó dạng tươi. Ăn kèm cỏ xạ hương mỗi ngày giúp điều trị ho, ngăn ngừa viêm phế quản, hạ huyết áp và giảm cholesterol, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, cỏ xạ hương còn được dùng để chữa trị cảm mạo, đau đầu, bụng trướng lạnh đau, kinh nguyệt không đều, bạch đới, chống ung thư, cải thiện tâm trạng. Tinh dầu xạ hương còn có tác dụng điều hòa các chức năng sinh lý, tăng sức đề kháng, duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể, làm giảm mỏi mệt và kích thích các giác quan.
Hay dùng như nước hoa; xông ướt, xông khô, khuếch tán tinh dầu trong không khí, tắm, ngâm chân, massage… đều lại những hiệu quả nhất định.
HƯỚNG DẪN TRỒNG ĐƠN GIẢN
1. Chuẩn bị vật dụng - chất trồng:
-Chậu nhỏ (hoặc chậu to nếu sau này không muốn thay chậu nữa) hoặc khay ươm nếu gieo số lượng nhiều. Dù bạn dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì cũng nên uơm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí đô ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng...
-Thuốc trừ nấm.
-Đất sạch giàu dinh dưỡng + vỏ trấu hoặc xơ dừa, mụn xơ dừa, (đã hoai mục), phân gà, phân bò... Thông thường tỷ lệ phổ biến như sau: Đất sạch - vỏ trấu, xơ dừa, phân gà, bò = 7 : 3
- Hoặc có thể dùng đất sạch đóng bao sẵn – mua ở cửa hàng
2. Tiến hành gieo hạt:.
-Chất trồng sau khi trộn đều, chúng ta cho vào chậu hoặc khay uơm.
-Phun thuốc trừ nấm lên mặt chất trồng (bước này khá quan trọng), tốt nhất phun liên tục 2-3 lần để thuốc thấm xuống sâu hơn. (nếu mua đất sạch thì không cần)
-Ngâm hạt: Ngâm hạt trong nước 3 sôi 7 lạnh trong 5-7h
-Sau khi ngâm hạt dùng giấy ướt (có thể dùng giấy vệ sinh gấp lại thành nhiều lớp) để ủ hạt (cho hạt vào giấy, và gấp đôi chúng lại), sau đó cho vào 1 hộp nhỏ, rồi đậy kín lại và cho vào chỗ mát mẻ (luôn để giấy ở trạng thái ẩm cao). Để như vậy đến khi hạt nhú mầm xanh(tùy hạt mà từ 5-15 ngày) thì mang gieo ra đất đá được làm tơi xốp – nhớ làm nhẹ tay kẻo gẫy mầm nhé! (thường áp dụng cho các loại hạt yêu cầu kĩ thuật xíu: hạt giống hoa các loại, dâu tây, nho, dưa pepino, hồng ri ba tư, nho gỗ, tử đằng...)
3. Chăm sóc sau khi gieo hạt:
-Nhiệt độ: tùy loại mà hạt cần nhiệt độ khác nhau để nẩy mầm, tuy nhiên dao động từ khoảng 20-25oC thích hợp cho đại đa số hạt. Không cần quá chú trọng đến vấn đề này vì chỉ cần che lưới là ổn rồi.
-Độ ẩm của đất trồng: chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô hoặc quá ẩm
-Đặt chậu hoặc khay uơm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%), vì hạt cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng. Cũng có 1 số ít (rất ít) loại cần gieo hạt trong bóng tối.
-Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng: khi cây con đã lớn đến mức độ nào đó (thân đủ cứng cáp, rễ mạnh...), chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp. Nếu trước đó đã gieo hạt trong chậu to thì có thể trồng tiếp mà không cần sang chậu. Chú ý bón lót phân hữu cơ vào đất trồng.
-Bón phân: đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên việc dùng phân