Đặc tính sinh thái
- Cây khế thân gỗ, lá kép dài, hoa khế màu hồng mọc thành chùm. Cây khế có nhiều cành, cao. Quả khế có 5 múi, giòn, vị ngọt. Khi còn non màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng.
- Được trồng phần lớn ở các nước nhiệt đới.
- Cây khế là loài cây thân gỗ nhỏ cao khoảng 3-5m, có cây cao đến 7m; thân cây non màu xanh, có nhiều lông ngắn màu trắng. Khi cây già vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều nốt sần và có ít lông như thân non. Cây khế có rất nhiều cành nhánh.
- Cây khế có lá kép lông chim 1 lần lẻ với 7-11 lá phụ, lá kép dài đến 50 cm. Các lá chét mọc cách, so le nhau, lá to dần từ dưới lên trên. Lá có hình bầu dục 2 đầu nhọn, phiến hơi lệch, bìa nguyên, dài 8-8,5cm, rộng 3-3,5cm, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Gân lá có hình lông chim với nhiều gân phụ. Cuống lá chính dài 2-3 cm, có hình đa giác, màu xanh, gốc cuống phình to có tiết diện hình bầu dục và có màu đỏ. Trên lá có nhiều lông.
Công dụng
- Ở Ấn Độ, giống cây khế ngọt được ăn để cầm máu và giảm trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt. Brasil, người ta dùng khế làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu ít.
- Ở Việt Nam cây khế trở thành loại cây hết sức thân thuộc trong vườn nhà với nhiều lợi ích từ các bộ phận của cây. Qủa khế dùng để chế biến thức ăn. Lá Khế chữa lở sơn, dị ứng, mày đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, mụn nhọt,… Hoa chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, thận hư,… Quả chữa ho, viêm họng, sổ mũi, dị ứng,… Vỏ thân, vỏ rễ chữa đau khớp, đau đầu mạn tính, viêm dạ dày, ruột, viêm họng…
Lợi ích kinh tế – xã hội
Hiệu quả kinh tế rất cao
- Đặc biệt, trồng khế ngọt trong chậu cảnh hiện đang được nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể bắt gặp những cây khế ngọt dù thấp nhỏ vẫn ra hoa, kết quả ngay cả khi được trồng trong chậu cảnh. Một chậu cây khế ngọt vừa có thể làm cảnh, vừa thu quả thật tiện lợi.