Hạt giống mầm cải thìa (pak choy sprouts). Mầm Cải thìa chứa nhiều vitamin A, B, C trong đó, lượng vitamin C của cải thìa đứng vào bậc nhất trong các loại rau. Sinh trưởng khỏe, độ đồng đều cao, mầm mướt đẹp, ăn giòn ngọt, có vị thơm nồng, ngọn, lạ miệng. Mầm cải thìa rất giàu dinh dưỡng, thân to, màu sắc tươi sáng.
Kỹ thuật trồng mầm cải thìa:
I. Chuẩn bị vật liệu
- Giá thể trồng: đất sạch, xơ dừa...
- Giống trồng: Hạt giống mầm cải thìa.
- Khay trồng, bình tưới, kéo cắt, hộp đựng, giấy hút ẩm.
Lưu ý: khi chọn giống cần chọn hạt giống mới, hạt đều, chất lượng tốt, đảm bảo nảy mầm tốt, đồng đều, không bị èo ọt nhiều hay thiếu sức sống, chết sinh nấm. Không có chất bảo quản, chống mối mọt
II. Quy trình trồng Mầm Cải Thìa
Bước 1: Chuẩn bị giống. Nên mua loại hạt giống MẦM CẢI THÌA chuyên dùng cho trồng rau mầm, Loại hạt này giúp khả năng thành công của việc trồng rau cao hơn nhiều so với hạt thông thường.
Bước 2: Chuẩn bị khay và giá thể trồng. Chuẩn bị 1 khay trồng rau (nhựa hoặc xốp) chứa giá thể trồng rau mầm, có thể mua sẵn tại các nơi bán cây, hạt giống) hoặc đất sạch . Dùng 2kg đất cho 1 khay 40x50cm, và 50gr hạt giống.
Bước 3: Gieo và ủ MẦM CẢI THÌA. Ngâm hạt 10 -12 giờ, ủ hạt 12 giờ ở nhiệt độ 25 – 30C.(2 SÔI 3 LẠNH) Rải đều hạt giống trên bề mặt giá thể hữu cơ và tưới nước vừa đủ ẩm trên bề mặt hạt giống. Phủ lên bề mặt hạt đã gieo 1 lớp giá thể khoảng 0,5-1cm. Tưới nước vừa đủ ẩm, đậy khay đã gieo hạt lại (ủ kín trong 2 ngày, mỗi ngày tưới nước 2 lần)
Bước 4: Chăm sóc. Ngày thứ 3, hạt mầm cải thìa đã mọc thành cây nhú lên khỏi mặt đất. Đem khay hạt ra ánh sáng mặt trời. Vẫn tưới nước đều đặn ngày 2 lần để cây mầm phát triển.
Bước 5: Thu hoạch, bảo quản. Sau 5 – 7 ngày ta có thể thu hoạch .Dùng dao bén cắt bỏ phần rế, bóc phần vỏ hạt ra khỏi lá mầm, cho vao hộp có để giấy hút ẩm, đặt trong ngăn mát của tủ lạnh có thể bảo quản được từ 3-4 ngày.