Cải ngọt giống cải quen thuộc với lá xanh mượt thân mềm giòn vị ngọt dễ gieo trồng nhanh thu hoạch và được nhiều vụ trong năm. Có sức chịu độ ẩm và lạnh nên mùa trồng tốt nhất là thu đông. Cải ngọt thường được chế biến thành các món ăn như cải ngọt xào thịt, canh cải ngọt nấu tôm, rau cải ngọt luộc chấm xì dầu, cải ngọt xào thịt bò, cải ngọt xào thịt, làm lẩu cá, lẩu thịt.
Theo nghiên cứu, thì trong 100 g cải có chứa: 1,1 g protein; 0,2 lipit; 2,1 g cacbohidrat; 61 mg canxi; 37 mg photpho; 0,5 mg sắt; 0,01 mg caroten; 0,02 thiamin (B1); 0,04 mg ribopalavin (B2); 0,3 mg niaxin (B3); 20 mg axit ascorbic (C).
Cải ngọt có chất aibumin, chất đường, vitamin B1, axít bốc hơi, axít pamic, coban, iốt. Rễ và lá có nhiều chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể tiếp thu aibumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan.
SƠ LƯỢC CÁCH TRỒNG RAU CẢI NGỌT TRONG THÙNG XỐP
Chuẩn bị vật tư
Thùng xốp, đất dinh dưỡng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế. Chuẩn bị giá thể hữu cơ: Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn theo tỷ lệ 50% đất phù sa + 50% phân trùn (hoặc 50% đất Tribat, giá thể nền hữu cơ). Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân trùn vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm.
Hạt giống: Xem hạt giống cải ngọt tại khangnongseeds.vn điện thoại: 0373318345
* Tham khảo: đất sạch trồng rau, vật tư trồng rau, dụng cụ hỗ trợ trồng rau
Gieo hạt
Sau khi ngâm hạt trong nước ấm 2 giờ, ủ 12 giờ cho hạt nứt nanh, bạn có thể đem hạt đi gieo. Sau khi gieo xong có thể tưới nhe nước để giữ ẩm và làm chắc gốc.
Chăm sóc
- Bạn nên tưới cho cải 2 lần sáng, tối/ngày vào mùa hè, 1 lần vào chiều tối vào mùa đông. Không nên tưới giữa trưa. Không tưới nhiều.
- Hàng ngày kiểm tra rau vào buổi sáng sớm và chiều mát. Nếu thấy có vết sâu cắn hoặc vết phân sâu mới phải tìm bắt sâu ngay. Sâu hại cải thường là sâu xanh có màu giống màu lá (do bướm trắng bay đến đẻ trứng) nên phải nhìn kỹ mặt dưới lá mới phát hiện được sâu.
- Sau 15-17 ngày ta có thể thu hoạch cải để ăn non như nấu canh, xào, luộc hay nhúng lẩu rất ngon mềm giàu dinh dưỡng.