- Sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng, chống chịu tốt
- Cây cho nhiều hoa, dễ đậu trái, trái dài 55 – 60 cm, màu xanh sáng, hạt trắng, thịt chắc, rất giòn và ngon
Kỹ thuật chăm sóc (tham khảo)
1. Thời vụ
Đậu đũa có thể trồng quanh năm nhờ có nhiều giống.
Vụ Đông Xuân rơi vào tháng 11 - 12, vụ Xuân Hè vào tháng 2 - 3, vụ Hè Thu có thể gieo tháng 5 - 6 và vụ Thu Đông gieo tháng 8 - 9. Bà con nên chọn đất cao, thoát nước tốt, làm sạch cỏ, bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỷ và phơi ải 7 - 10 ngày. Những nơi đất thấp phải lên luống cao 15 - 20 cm.
2. Gieo hạt
Đối với đậu leo, người trồng cần gieo hạt khoảng cách 1.2 x 0,4 m, mỗi lỗ để 2 cây. Mùa mưa ít nắng, cây nên được gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái. Mùa nắng nên gieo dầy để thu được năng suất cao.
Ngoài ra, việc khử đất với Basudin và Kitazin hạt trước khi gieo và vô cùng quan trọng. Lượng giống gieo từ 18 - 20 kg hạt /ha.
3. Chăm sóc
Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đậu đũa cho năng suất cao hơn đậu cove nên thường được bón lượng phân cao hơn. Công thức phân thường dùng cho đậu đũa là: N: 180 - 250 kg/ha, P2O5: 150 - 200 kg/ha, K2O : 80 - 120 kg /ha.
Dựa vào công thức trên, bà con có thể bón với tỷ lệ: 100 - 150 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg KCl hoặc 400 - 450 kg Urê, 800 - 1.000 kg super lân, 150 - 200 kg KCl, 20 - 25 tấn phân chuồng và 1 - 2 tấn tro trấu.
Bón thúc lần 1 bao gồm các bước: làm cỏ và đánh rảnh một bên hàng đậu, bón phân NPK rồi vun mép lấp phân và giữ ấm gốc.
Bón thúc lần 2 có các việc cần thực hiện là làm cỏ và đánh rảnh bên phía đối diện, bón phân NPK và vun mép còn lại.
Trong thời gian thu hoạch trái tươi, bà con nên tưới dậm phân đạm và kali 10 ngày/lần để kéo dài thời gian thu trái và trái đậu được tốt.