Hạt giống đậu đũa tím là dạng cây leo thích hợp trồng ở 20 - 32 đọ C, từ khi trồng tới khi thu hoạch lần đầu tiên là 50 ngày, quả dài, thịt quả dày, ít xơ, chịu được vận chuyển, bảo quản tốt, chất lượng quả tốt.
- Để tăng tỷ lệ nảy mầm cho hạt, cần ngâm hạt vào nước ấm 50 độ C trong 10 giờ, sau đó vớt hạt lên để hạt nơi thoáng mát, phơi khô ở nơi mát mẻ, để dưới đất để đánh thức hạt nảy mầm, sau đó đem hạt đi trồng, hạt gieo ở độ sâu 0.5 - 1cm, lưu ý không vùi sâu quá 1cm. Nhiệt đọ nảy mầm của hạt 15 - 25 độ C, nhiệt độ sinh trưởng từ 15 - 28 độ C.
Đậu đũa tím là một trong những món ăn bổ dưỡng, không chỉ giúp da đẹp mà còn tiếp thêm sinh lực cho dạ dày và thận hoạt động tốt.
- Đậu đũa tím giúp bổ sung năng lượng giải tỏa mệt mỏi: Khi cơ thể có triệu trứng mệt mỏi, suy nhược, bơ phờ thì cần ăn đậu đũa tím sẽ giảm đi các triệu chứng này, vì đậu đũa tím rất giàu đạm thực vật, nhiều cacbohydrat và axit amin.
- Đậu đũa tím giúp tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể: Ăn nhiều đậu đũa tím sẽ có tác dụng giảm béo phì và táo bón, vì đậu đũa giàu chất xơ và vitamin nên những chất này sẽ thúc đẩy nhu động ruột, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn và độc tố ra khỏi cơ theerk.
- Đậu đũa tím giúp tăng cường thể chất: Nếu sức khỏe yếu, hoặc đứng trước nguy cơ bị nhiễm bệnh dịch thì bạn có thể ăn một ít đậu đãu tím để tăng cường thể lực đáng kể vì đậu đũa tím có chứa hàm lượng vitamin c khá cao, giúp tổng hợp kháng thể trong cơ thể con người, đồng thời ức chế hoạt động của virut, duy trì cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh.
- Đậu đũa tím giàu photpholipit giúp thúc đẩy quá trình tiết insulin ở tụy, giúp cho bệnh nhân tiểu đường duy trì lượng máu ở mức bình thường.