Dâu tây là loại trái cây giàu dưỡng chất được nhiều người yêu thích. Người ta thường nhớ đến trái dâu tây mọng đỏ hấp dẫn mà không biết rằng chúng khá đa dạng với dâu tây vàng và dâu tây trắng. Cùng tìm hiểu thêm cách gieo trồng hạt giống dâu tây tại nhà ngay bây giờ nhé.
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HẠT GIỐNG DÂU TÂY
- Mùi vị của quả dâu tây vô cùng hấp dẫn, vị chua chua ngọt ngọt khiến cho người ăn vừa cắn vào miệng đã cảm thấy vị quyến rũ của loại trái cây này. Có thể nói, chúng có sức hấp dẫn vô cùng lớn với bất cứ ai. Ngoài vị ngon dễ ăn thì dâu tây còn là một loại quả bổ dưỡng với nhiều vitamin.
- Dâu tây trắng hay còn có cái tên mỹ miều khác là dâu tây bạch tuyết. Chúng có tên gọi tiếng anh là Pineberry. Hay dịch ra là dâu tây dứa. Thật độc đáo khi loại chúng có hình hài của dâu tây nhưng lại mang vị đặc trưng của dứa.
- Dâu tây bạch tuyết phát triển tự nhiên ở Nam Mỹ. Sau đó được nông dân Hà Lan cứu sống trước đại nạn tuyệt chủng. Chúng hiện nay được trồng trong các nhà kính để thương mại hóa. Đây là loại dâu tây sự kết hợp của loài dâu Fragaria chiloensis và fragaria virginiana.
- Thông thường, các quả dâu tây này thường nhỏ hơn so với những chủng dâu tây đỏ khác hiện nay. Tuy nhiên do hương vị đặc trưng và độc đáo mà chúng được nhiều người vô cùng yêu thích. Khi chín, dâu tây trắng có thể chuyển sang màu da cam vô cùng độc đáo và lạ mắt.
- Dâu tây vàng trở thành nữ hoàng trên bàn ăn với vẻ ngoài hấp dẫn, vị ngọt chua kích thích vị giác. Ngoài ra, chúng còn mang đến màu sắc mới lạ và được nhiều trẻ em yêu thích. Chính vì thế mà không ít mẹ nội trợ tìm kiếm loại hạt giống này để mang về nhà trồng.
CÁCH TRỒNG HẠT GIỐNG DÂU TÂY
Hạt giống dâu tây là một trong những loại hạt giống quý giá hiện nay. Không chỉ bởi giá trị thương phẩm cao mà đây còn là một loại cây “kén” chọn người trồng. Nếu bạn muốn tìm cách trồng được loại dâu tây đặc biệt này thì không thể bỏ qua thông tin dưới đây.
- Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống dâu tây cần được chuẩn bị trước khi gieo. Ngoài ra để tỷ lệ nảy mầm cao cần phải có các kỹ thuật xử lý. Hạt nên được ngâm nước ấm khoảng 30p và ủ trong vải để nứt nanh trước khi đem trồng.
Ngoài ra có thể sử dụng chế phẩm sinh học kích thích sự mọc mầm và đảm bảo loại bỏ nấm gây hại dai đoạn mầm và cây non.
- Chuẩn bị đất trồng:
Không chỉ là giá thể nâng đỡ cây trồng. Mà trong đất còn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thích hợp cho cây phát triển. Chính vì thế, đất trồng hạt giống dâu tây cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Đất trồng hạt giống dâu tây phải là loại đất tơi xốp, có thể thoát nước nhanh chóng. Vì rễ dâu tây có thể ngạt và chết rễ khi ngâm trong nước lâu. Ngoài ra, đất tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, có nhiều dinh dưỡng. Một số loại đất khác có thể dùng đó là đất mùn trộn với phân chuồng hoai mục, sơ dừa hoặc đất tribat.
Các bước gieo hạt giống:
- Sau khi chọn được loại đất thích hợp, cần xử lý đất để loại bỏ mầm mống bệnh. Có thể làm bầu đất để gieo hạt hoặc sử dụng thùng xốp. Tốt hơn hết là làm bầu đất để tiện di chuyển và chăm sóc.
- Hạt giống dâu tây được mang rải vào các bầu đất. Phủ một chút đất lên thật mỏng. Sau đó sử dụng bình phun sương tưới đủ ẩm cho hạt.
- Ngày nên tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Tốt hơn hết là để bầu đất vào nơi tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, không nên để ở nơi có quá nhiều gió.
CHĂM SÓC HẠT GIỐNG DÂU TÂY
Tưới nước: Hạt giống dâu tây từ khi gieo hạt cần được tưới nước đầy đủ 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra còn nên sử dụng chế phẩm sinh học kích thích hạt ra rễ và nảy mầm.
Xới đất: Xới đất định kỳ để giúp rễ cây phát triển sau khi cây đã ra được 5-7 nhánh lá. Vào thời kỳ cây sau thu hoạch cũng nên làm lại đất cho cây.
Khi cây ra hoa lần đầu cần ngắt đi. Ngắt hoa nếu hoa ra đợt đầu tiên giúp tập trung đậu nhiều quả cho lần sau.
Trừ sâu: diệt sâu cho cây đặc biệt khi trồng vào mùa hè. Ngoài ra còn một số loại thuốc trị nấm, bệnh cho cây.
Bón phân: ủ phân chuồng hoại mục để bón bổ sung cho cây hoặc bổ sung phân NPK vào thời kỳ cây phát triển, ra hoa và trái. Khi trái gần chín không nên bón thêm phân cho cây.