Dưa lê là một trong những loại cây ăn trái phổ biến ở các nước Châu Á, không chỉ có hương vị thơm, ngon ngọt, giống cây này còn cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức khỏe người sử dụng.
THÔNG TIN NỔI BẬT VỀ DƯA LÊ SIÊU NGỌT
- Dưa lê siêu ngọt là giống cây trồng ăn quả thuộc loài Cucumis melo, có hương vị thơm ngon và ngọt gấp nhiều lần so với dưa lê thông thường, là món ăn thanh mát có tác dụng giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày mùa hè nóng bức.
- Hạt giống dưa lê siêu ngọt trưởng thành có đặc điểm thân bò, có tua cuốn nên cây có thể bò lan trên mặt đất hoặc leo giàn. Hoa của cây màu vàng, có cả nhị đực nên rất dễ thụ phấn và đậu quả cao. Một cây cho rất nhiều quả, các quả đều có hình dáng tròn và đồng đều, khi non quả có màu xanh, khi chín chuyển sang màu trắng ngà hơi xanh.
- Một quả dưa lê siêu ngọt có trọng lượng trung bình khoảng 0,3 – 0,5kg, cùi dày, độ đường cao khoảng 14 – 17%, cung cấp cho người sử dụng hàm lượng vitamin A, B, C và các chất khoáng như magie, natri tương đối cao. Mặc dù hàm lượng đường cao nhưng những quả dưa lê siêu ngọt trồng từ hạt giống lại đặc biệt không chứa cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe.
Trồng hạt giống dưa lê siêu ngọt tại nhà không khó, đây là giống cây ngắn ngày, có khả năng sinh trưởng khỏe và chống chịu lại sâu bệnh rất tốt, kỹ thuật canh tác vô cùng đơn giản lại cho năng suất cao. Bạn hoàn toàn có thể tự tay gieo trồng chúng trong vườn nhà, vừa cung cấp nguồn thực phẩm sạch bổ dưỡng mà tiết kiệm, vừa làm mát không gian sống của gia đình.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG DƯA LÊ SIÊU NGỌT TẠI NHÀ
Chuẩn bị gieo trồng hạt giống dưa lê siêu ngọt
Thời điểm gieo trồng hạt giống dưa lê siêu ngọt: có thể trồng quanh năm, thích hợp nhất khi thời tiết ấm áp, nhiệt độ sinh trưởng khoảng 25 – 30 độ C.
Hạt giống dưa lê siêu ngọt: chọn mua tại các cơ sở cung cấp hạt giống uy tín, chất lượng, tỷ lệ nảy mầm của hạt cao và cho năng suất tốt.
Đất trồng: giống dưa lê siêu ngọt với nhiều ưu điểm thích hợp trồng trên vùng có chân đất cao, đất thịt nhẹ hay cát pha; không trồng trên đất đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trước đã bị héo xanh.
Trước khi gieo hạt giống dưa lê siêu ngọt cần xử lý đất: làm tơi xốp, phun chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma; trộn đất với trấu, phân trùn quế, phân bón hoai mục, NPK hoặc phủ xơ dừa quanh gốc sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của cây, dưa lê nhanh cho quả với hương vị ngon nhất.
Dụng cụ trồng: có thể gieo hạt giống dưa lê siêu ngọt trong chậu hoặc trồng thẳng vào đất vườn, lúc này cần lên luống rộng và cao, có rãnh thoát nước.
Gieo trồng hạt giống dưa lê siêu ngọt
Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 10 – 15 giờ trước khi gieo. Nếu hạt quá nhỏ thì không cần ngâm mà gieo trực tiếp luôn.
Cho hạt giống dưa lê siêu ngọt vào bầu ươm, mỗi bầu 1 hạt, phủ lên trên 1 lớp đất mỏng và tưới nước giữ ẩm. Cách này giúp dễ quản lý hạt, tránh chim chuột hay sâu xám phá hại, tỷ lệ nảy mầm cũng cao hơn so với gieo trực tiếp vào đất.
Sau khoảng 7 – 10 ngày, hạt giống dưa lê siêu ngọt sẽ nảy mầm, tiếp tục tưới nước vừa đủ cho cây phát triển. Khi thấy cây con xuất hiện lá thật thứ 2 thì đem trồng vào đất hoặc chậu trồng, mật độ cây cách cây 25 – 30cm.
Chăm sóc dưa lê siêu ngọt
- Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, đảm bảo độ thông thoáng; không nên tưới quá muộn để cây con về đêm luôn khô nước trên lá.
- Khi thân chính của cây dưa được 2 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển. Khi nhánh cấp 1 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển. Khi nhánh thứ 2 được 5-6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển. Khi bấm ngọn 3 lần, một cây dưa lê siêu ngọt có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Đối với dưa lê siêu ngọt, vấn đề bấm ngọn để phát triển nhanh là vấn đề tối quan trọng.
- Trồng dưa lê siêu ngọt từ hạt giống sẽ phát triển thành nhiều thân bò lan là chủ yếu, tuy nhiên có thể thiết kế thêm giàn cao khoảng 50cm để cây kết hợp vừa bò vừa leo giàn. Trong trường hợp sợ gió giật dây dưa thì nên dùng đất phủ lên từng quãng dây dưa cách nhau 50 – 60cm hoặc dùng ghim tre để cố định dây. Buộc dây dưới quả để đỡ thân nếu dưa leo giàn nhằm tránh sức nặng của quả làm tụt thân, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất.
Bón phân cung cấp dinh dưỡng cho dưa lê siêu ngọt:
- Giai đoạn cây phát triển lá, tưới đạm pha loãng vào gốc.
- Giai đoạn cây ra hoa và đậu trái, bón phân trùn quế, NPK để thúc hoa và quả
- Giai đoạn cây cho quả: bón phân hằng tuần cho tới trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày.
Khi hạt giống dưa lê siêu ngọt cho quả, mỗi cây chỉ nên để lại 6 – 14 trái tùy theo lực của cây, dùng túi nilong trong suốt bọc quả nhằm tránh ong châm và chuột cắn. Nên che dưa bằng lá để quả không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh.
Dưa lê siêu ngọt có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, tuy nhiên để tăng thêm đề kháng cho cây, có thể phun phân bón kháng sinh Alpha Green định kỳ 5 ngày/lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.