Hạt Giống Ớt xiêm xanh còn được gọi với cái tên ngắn gọn hơn là Ớt xiêm, ớt hiểm hoặc ớt rừng. Nó có tên khoa học là Capsicumn annuum L.
Trong y học, ớt xiêm xanh được sử dụng giống như là một “vị thuốc” giúp ăn ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa, rất tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể. Đặc biệt, xớt xiêm rất tốt cho những người mắc bệnh đầy hơi và viêm mật.
- Ớt xiêm xanh giàu chất capsaixinae có tác dụng giảm đau, chữa phong thấp, bệnh gout, viêm khớp, đau dây thần kinh. Nước cốt từ ớt xiêm xanh có tác dụng kích thích da.
- Ớt xiêm mọc và phát triển tự nhiên ở vùng đồi núi và đây là sản phẩm ớt sạch 100%. Ớt xiêm chỉ mọc rải rác ở những khu vực đồi núi nên số lượng cho thu hái không nhiều.
- Giống ớt xiêm mọc ở rừng cho hương vị thơm ngon hơn nhiều so với giống ớt xiêm trồng tại nhà. Ớt xiêm trồng phát triển tự nhiên cho ra trái ớt to hơn nhưng hương vị thua xa so với ớt xiêm rừng. - Chính vì những ưu điểm trên nên ớt xiêm xanh được nhiều người săn lùng.
- Mặc dù kích thước nhỏ nhắn nhưng Ớt hiểm xanh thực sự có “Võ”. Nó có mùi thơm đặc trưng, cực cay nhưng lại không phải kiểu xé lưỡi như các loại Ớt vùng đồng bằng.
- Cũng như nhiều loại đặc sản khác, Ớt hiểm xanh mọc hoang dại trên khắp các cánh rừng, hoàn toàn tự nhiên, không phân bón, không thuốc trừ sâu, không chất kích thích đích thị 100% thực phẩm sạch. Chính vì vậy mà nhiều năm qua loại ớt này đã trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng ở miền núi Quảng Ngãi.
Hướng dẫn cách trồng Hạt giống ớt xiêm xanh rừng
- Bước 1: Ngâm hạt giống ớt xiêm rừng trong nước ẩm ( 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh ) khoảng 6 tiếng để rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt. Sau khi ngâm hạt xong ta sẽ dùng bông gòn hoặc giấy ăn để ủ hạt giống.
+ Nếu sử dụng là bông gòn thì tốt nhất làm bằng 2 lớp: đầu tiên lấy 1 miếng bông gòn trải vào hộp ủ hạt giống sau đó làm ướt bề mặt xong lấy hạt giống đã ngâm trải lên trên mặt sau đó ta trải lên trên thêm 1 miếng bông gòn nữa và làm ướt. Nghiêng hộp đựng nếu có nước ở ngay góc thì ta đổ ra đến khi nào ta thấy không còn nước nữa thì thôi. Bước 2: Sau đó đậy nắm lại và để trong tối cho hạt tập trung nảy mầm. Sau 3 – 4 ngày hạt ớt sẽ nảy mầm, những hạt giống chưa nảy mầm ta ủ tiếp, các hạt đã nảy mầm bạn đem gieo vào khay/ chậu hoặc giá thể đã chuẩn bị sẵn.
- Bước 3: Cho một ít đá sỏi xuống đáy chậu rồi phủ đất lên. Gieo hạt xuống đất: Bạn lưu ý nên để khoảng cách hạt giúp cây mập hơn. Bạn có thể gieo trực tiếp vào chậu hoặc vào khay hạt giống, các cốc giấy nhỏ… rồi đặt chậu ở chỗ nhiều ánh sáng.
- Bước 4: Khi cây nảy mầm, bạn tưới nhẹ nước hàng ngày. Khi cây cao khoảng 10 cm bạn chọn cây khỏe, mập, thẳng bỏ cây nhỏ, yếu, cong. Khi cây cao khoảng 15 cm, bạn ngắt bỏ ngọn và bón chút phân NPK.
+ Hàng ngày, bạn có thể tưới thêm nước vo gạo 2 lần/ngày. Khi cây lớn hơn, bạn tiếp tục bón bã chè vào gốc và tỉa bớt lá để cây tập trung ra hoa, đậu quả.
+ Thu hoạch: Sau mỗi đợt ớt chín, bạn cần xới đất ở gốc rồi và thay lớp đất trên cùng bằng cách thêm đất mới, cắt tỉa lá, cành để ớt ra nhiều đợt quả hơn.