Banner header
Khang Nông Seeds

Kinh nghiệm mua giống cây ăn quả

 Nguyễn Chí Cường   |    Ngày 13/03/2022

Kinh nghiệm mua giống cây ăn quả

    Trong mấy năm qua do tác động của chính sách dồn điền đổi thửa và từ thực tế hiệu quả thấp của việc trồng các cây lúa, rau màu, lâm nghiệp…Không những thế, lĩnh vực trồng cây ăn quả mà được nhân với diện tích rộng, nó sẽ là cơ sở để kéo theo hàng loạt các lĩnh vực khác phát triển theo như: công nghệ, giống, vật tư nông nghiệp, công nghiệp chế biến bảo quản, xuất nhập khẩu nông sản…. Nên mấy năm qua dân ta có phong trào ồ ạt chuyển đổi trồng cây ăn quả với diện tích nhân lên thần tốc. Đi kèm theo nó là nhu cầu về giống, phân, thuốc…tăng trưởng một cách chóng mặt.

    Mặt trái của tăng trưởng bao giờ cũng kèm theo hàng loạt các bất cập, rủi ro mà người nông dân phải lãnh hậu quả. Trong phạm vi bài chia sẻ này tôi chỉ nói riêng về lĩnh vực “Kinh nghiệm khi mua giống cây ăn quả” vì đây là lĩnh vực chuyên sâu mà NHANONG24H chúng tôi đủ tự tin để chia sẻ với mọi người.

PHẦN I: THỰC TRẠNG

Tại sao lại trên mạng tràn lan các đơn vị rao bán cây giống:”Cây giống ĐH Nông nghiệp,  Cây giống Học viện Nông nghiệp…?.

    Xin thưa rằng: Đại học Nông nghiệp KHÔNG sản xuất giống cây ăn quả cũng KHÔNG CÓ BÁN cây giống(trừ các cây thực sự là do các kết quả nghiên cứu được các thầy cô tự thương mại hóa hoặc hợp tác thương mại hóa…nhưng số lượng là vô cùng ít).  Vậy tại sao lại có rất nhiều đại lý vẫn gắn mác :”Cây giống ĐH Nông nghiệp”???  Đơn giản vì có mấy lý do sau:

+ Khi gắn mác ĐH Nông nghiệp vào sẽ tăng thương hiệu, tăng niềm tin…để tạo sự hiểu lầm của người dân để dễ bán hàng? Hoặc bán hàng được giá cao?

+ Vậy có phải tất các đơn vị rao trên mạng là Cây giống ĐH Nông nghiệp hoặc cây giống viện eakmat… có đều là cố tình gắn mác để bán không? Tại sao 1 đơn vị lớn như Học viện Nông nghiệp lại dễ dàng để người ta lấy mác để bán vậy?….Xin thưa không hoàn toàn đúng. Ở Học viện Nông nghiệp có chính sách cho các người bán mượn đất, hợp tác khai thác mặt bằng – Mà trong hợp đồng giữa trường, Khoa – Viện – Trung tâm thuộc trường  và các đơn vị thuê đều ghi rõ là:”Hợp đồng hợp tác kinh doanh cây giống”, nên việc người ta có quyền gắn mác ĐH Nông nghiệp(hay Học viện nông nghiệp) trong quá trình bán theo luật là không có sai. 

+ Nhưng thực tế, ở Học viện Nông nghiệp hiện nay có đến hơn 100 đại lý bán cây giống trong đó phần lớn là mượn mác của trường để bán trong đó có các đối tượng: Giảng viên có, cán bộ các Viện – trung tâm thuộc trường có, người dân xung quanh có, sinh viên bán online có nhiều, hoặc các đại lý, lái buôn các tỉnh lấy cây quanh trường khi về địa phương bán cũng có vv… Với hơn 100 đại lý gắn mác thì có khoảng 20 – 30 đại lý(con số có thể tăng lên) về góc độ pháp lý có thể coi là hợp pháp. Còn việc chất lượng lại là chuyện khác ta bàn ở dưới. Nhưng dù sao ưu điểm của Khu vực giống Học viện Nông nghiệp là dân xung quanh có kinh nghiệm sx và bán cây giống lâu năm, cộng đồng làm giống rộng khắp và mặt hàng đa dạng, đội ngũ chuyên gia là các giảng viên – nghiên cứu viên – cựu kỹ sư được đào tạo tại học viện có kiến thức, kỹ năng thực sự…để hỗ trợ người trồng hiệu quả hơn

+ Các nguồn cây giống đang bán tại Học viện Nông nghiệp thì nguồn từ đâu: Sản xuất có(các vùng xung quanh sát trường như: Viện rau, Trong phạm vi trường, người dân xung quanh An Lạc, An Đào, Đào Nguyên…)…ngoài ra nhập số lượng thì được nhập từ Hưng Yên,  Miền Tây, Phú Thọ, Lạng Sơn vv…nhập từ Nước ngoài(Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Úc…) cũng có.

Vậy với ma trận nguồn như vậy thì chất lượng có đảm bảo không?

   Tôi xin trả lời cái đó phụ thuộc và NĂNG LỰC SẢN XUẤT và TÂM của người bán. Không phải tất cả các đại lý đều làm láo…Song do năng lực yếu, kinh nghiệm kém(Ví dụ như người dân thì nhiều khi nguồn mắt là do mua lại nên tin người bán đem về ghép, sinh viên học sinh, người lái xe ôm, ô tô hoặc người chưa có kinh nghiệm làm giống thấy thị trường béo bở lao vào làm thương mại mà không phân biệt được giống này thế nào? Giống này xuất phát từ đâu và có nguồn gốc ra sao? Ngay cả hình dáng nhận dạng và chất lượng quả người bán cũng không biết luôn … ). Với thực trạng như vậy…thì rủi ro mua nhầm giống sai giống là điều đương nhiên. 

Vậy Khu vực trường nông nghiệp sản xuất chỉ một phần nhập các nguồn như thế thì hay ta đi mua trực tiếp ở Hưng Yên, Phú Thọ, Hòa Bình, Miền Tây…thì sẽ được giống CHUẨN HƠN KHÔNG và xác xuất cao hơn không?

   Cũng xin thưa rằng là KHÔNG! Vì ở đâu cũng vậy vẫn có người làm thế nọ và làm thế kia, việc tự sản xuất nhưng nguồn mắt không rõ rang hoặc phụ thuộc vào mắt ghép người thứ 3 thì rủi ro sẽ rất cao. Như tôi đã nói là nó vẫn phụ thuộc vào NĂNG LỰC SẢN XUẤT và TÂM của người sản xuất và bán.

Các cây giống hiện nay thấy trên mạng rao là cây thường giá xx…cây F1 giá X+a….thì đó là thông tin liệu có chính xác?

   Phần lớn đó chỉ là thủ thuật của người bán để bán được giá cao. Tất cả các giống cây ăn quả hiện nay trên thị trường theo đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của tôi cây F1 hoặc lấy mắt ghép từ cây đầu dòng…mắt ghép từ cây S0, S1, S2(đối với cây có múi)…thì tỉ lệ đúng là F1 không quá 1% . 

Nền đất canh tác sản xuất giống hoặc phương pháp sản xuất có vai trò như thế nào đối với chất lượng cây giống?

    Hiện nay những vũng sản xuất giống lâu năm do canh tác sản xuất giống thường xuyên phải phun thuốc và bón phân hóa học. Nên những vùng này có nhược điểm là đất bị khai thác kệt quệ. Cây giống sống chủ yếu bằng phân hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng…nên khi mua về mặc dù 1-2 ngày cây nhìn đẹp nhưng về dâm hoặc đem trồng có hiện tượng xuống lá, còi cọc, chột mà phải chăm 1 thời gian lâu cây mới phát triển trở lại. Nên phương pháp sản xuất cây giống cũng là điều cần phải lưu tâm.

Chia sẻ bài viết:
Viết bình luận của bạn:
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook

Giỏ hàng