Hướng dẫn trồng rau mầm an toàn và nhanh thu hoạch
Rau mầm được biết tới và loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau thường, hơn nữa, rau mầm không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người. Chúng còn là thuốc chữa bệnh, làm đẹp, chống ung thư. Không những vậy rau mầm còn rất dễ trồng do thời gian thu hoạch ngắn mang lại lợi nhuận cao cho nên đây là loại rau ưa chuộng trên bàn ăn của nhiều gia đình Việt.
1. Rau mầm là gì?
Rau mầm là cây rau non mới mọc đang trong quá trình lên mầm. Chúng lấy chất dinh dưỡng từ hạt để nảy mầm, do đó có kích thước nhỏ khoảng 5-10 cm. Đây là loại rau được gieo trồng và thu hoạch trong khoảng thời gian ngắn (từ 5-7 ngày tuỳ từng loại). Rau mầm rất dễ trồng và chăm sóc, đặc biệt là không cần nhiều không gian, vậy nên chúng dần trở lên phổ biến và được nhiều người Việt ưa chuộng.
Có thể nói rau mầm là loại thực phẩm an toàn, sạch nhất đảm bảo chất lượng và đáp ứng được dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Tác dụng của rau mầm
2.1. Kiểm soát đường trong máu
Các nhà khoa học đã chứng minh, trong rau mầm có chất chống oxy hóa sulphoraphane có tác dụng làm giảm insulin. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
2.2. Tốt cho tiêu hoá
Hàm lượng chất xơ trong rau mầm được đánh giá rất cao nên việc ăn nhiều rau mầm sẽ giúp nhu ruột hoạt động tốt. Nhờ đó dạ dày cũng co thắt tốt hơn nên quá trình tiêu hóa thức ăn không còn gặp trở ngại.
2.3. Rau mầm giúp ngăn ngừa ung thư
Rau mầm có tính kiềm giúp làm giảm lượng axit trong cơ thể (đây là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư).
Đồng thời, tất cả các loại rau mầm đều chứa hàm lượng chất glucosinolates (GSL) một nhóm lớn gồm các hợp chất có chứa lưu huỳnh, có lợi cho sức khỏe. Khi nhai ăn rau mầm, glucosinolates có tác dụng sửa chữa DNA và giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào gây ung thư.
2.4. Rau mầm kích thích mọc tóc
Rau mầm đặc biệt dồi dào Vitamin C hơn cả cam, có tác dụng phá hủy các tế bào gốc tự do, ngăn chặn rụng tóc và kích thích tóc mọc nhiều, đều hơn.
2.5. Rau mầm cực kì có lợi cho da
Cũng nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào nên chúng góp phần tăng độ đàn hồi da. Giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do cho da căng mọng, trẻ trung hơn. Đặc biệt, nguồn vitamin E trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, cực có lợi cho chị em phụ nữ.
3. Các loại rau mầm phổ biến
3.1. Rau mầm họ cải
-
Rau mầm củ cải trắng
- Loại rau mầm này có chứa hàm lượng vitamin A,C, D và các hợp chất sắt, canxi và đạm cực tốt cho sức khỏe
- Ưu điểm: giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích vị giác và hạn chế căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên.
-
Rau mầm súp lơ xanh
- Theo nghiên cứu, rau mầm súp lơ xanh cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 30 lần so với súp lơ bình thường.
- Mầm súp lơ xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, giúp làm đẹp và ngăn ngừa bệnh ung thư
-
Rau mầm cải xanh
- Rau chứa hàm lượng vitamin B, C, E, chất xơ, canxi và magie rất tốt cho hệ tiêu hóa
- Chống lão hóa và ngăn ngừa căn bệnh ung thư
3.2. Rau mầm họ đậu, đỗ
-
Rau mầm đậu xanh
- Mầm đậu xanh chứa chất riboflavin có tác dụng tốt trong việc chống lão hóa tế bào, ngăn ngừa các bệnh về răng.
- Ngoài ra giá đỗ xanh còn làm giảm cholesterol và chất béo tích tụ trong các thành mạch máu.
-
Rau mầm đậu đỏ, đậu đen
- Rau mầm từ đậu đen, đậu đỏ chứa nhiều đạm, chất xơ, canxi và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe và có thể đề phòng nhiều loại bệnh về tim mạch, giải độc, chống táo bón, lão hóa.
-
Rau mầm đậu tương (đậu nành)
- Rau mầm đậu này cung cấp vitamin B, C, E rất tốt cho việc bảo vệ tim mạch và các bệnh về cao huyết áp hay chống lão hóa.
3.3. Rau mầm rau muống
- Đây cũng là loại hạt giống rau trồng rất được yêu thích hiện nay. Rau mầm rau muống có thành phần dinh dưỡng cao hơn nhiều so với rau thường, mang nhiều vitamin, chất xơ cùng nguyên tố vi lượng.
- Hàm lượng chất xơ của rau mầm rau muống cao hơn 5 lần so với khi rau đã lớn nên thích hợp cho những người ăn kiêng, giảm béo.
3.4. Rau mầm lạc, vừng
- Hạt giống rau mầm lạc, vừng thường khó trồng hơn nhưng ăn rất ngon và bổ dưỡng.
- Rau mầm lạc, vừng trong quá trình nảy mầm lượng vitamin tăng cao nhưng hàm lượng chất béo lại giảm đi rất nhiều nên là sự lựa chọn tuyệt vời cho các chị em đang có nhu cầu giảm cân.
- Bên cạnh đó, loại rau mầm này còn có tác dụng chống lão hóa và giảm huyết áp khá hiệu quả.
4. Cách trồng rau cải mầm an toàn và nhanh thu hoạch tại nhà
4.1. Chuẩn bị
-
Hạt giống: Khi chọn hạt giống, bạn nên chọn loại hạt chuyên dùng để trồng rau mầm, được bán bởi các công ty cửa hàng có uy tín, nguồn gốc rõ ràng và hạt giống có thời hạn sử dụng còn dài. Tuyệt đối không được mua các loại hạt cải không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không nên mua hạt giống rau cải thông thường vì những loại hạt này thường có chứa chất bảo quản, khi sử dụng làm rau mầm sẽ không tốt cho sức khỏe.
-
Giá thể, đất trồng: Khi trồng rau mầm, bạn có thể sử dụng đất, hoặc giá thể để gieo hạt. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại giá thể được sử dụng để trồng rau mầm, như xơ dừa, than bùn tự nhiên, mùn cưa, trấu hun, hay đá Perlite. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trồng cải mầm và nghiên cứu khoa học, người ta khuyến khích sử dụng xơ dừa đã qua xử lý, vì nó chứa đầy đủ các dưỡng chất cho rau mầm phát triển, đồng thời nó nhẹ, dễ vận chuyển và sử dụng, giá thành hợp lý. Thêm vào đó, việc sử dụng xơ dừa làm giá thể còn giúp bạn có thể tái sử dụng nhiều lần.
-
Khay chứa: Bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như khay xốp, khay nhựa, thậm chí là rổ rá, nhưng tiện lợi và dễ sử dụng nhất là các khay nhựa hoặc xốp, cao khoảng 7 cm.
-
Một số dụng cụ khác: Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm kệ đỡ để xếp các khay lên cho gọn, giấy lót mềm lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để sau khi thu hoạch không bị dính giá thể vào rau, tấm bìa cứng đậy lên khay và bình tưới có vòi phun sương.
4.2. Tiến hành trồng cải mầm trong thùng xốp
-
Bước 1: Ngâm hạt
Sau khi lấy ra một lượng hạt phù hợp với diện tích cần gieo, bạn rửa sạch hạt rau cải mầm rồi ngâm vào nước ấm 40 – 45 C trong vòng 3 – 5 tiếng. Trong khi ngâm hạt, bạn loại bỏ những hạt lép, hạt sâu để giữ lại những hạt khỏe, nảy mầm tốt hơn. Sau đó, bạn vớt hạt cải ra, để ráo nước.
-
Bước 2: Làm giá thể
Trong thời gian chờ ngâm hạt, bạn tiến hành cho giá thể vào khay trồng. Độ dày của giá thể khoảng 2 – 3 cm. Chú ý làm bằng phẳng bề mặt giá thể để khi gieo, hạt giống không bị dồn lại một chỗ, gieo không đều nhau. Sau đó, bạn dùng bình vòi phun sương phun ướt giá thể, rồi trải giấy lót lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2. Như đã nói ở trên, việc lót lớp giấy này nhằm giúp cho rau mầm không bị bám giá thể khi thu hoạch.
-
Bước 3: Gieo hạt
Khi hạt giống để ráo nước, bạn đem ra gieo lên giá thể. Bạn dùng tay, rải đều hạt giống, sau đó tưới phun nước nhẹ một lần nữa, rồi dùng tấm bìa cứng che bề mặt của khay trong vòng 2 ngày.
-
Bước 4: Chăm sóc rau cải mầm
Sau khi gieo hạt cải khoảng 2 – 3 ngày, các hạt cải sẽ nảy mầm đều. Lúc này, bạn sẽ bỏ tấm bìa che khay, chuyển khay ra chỗ có nhiều ánh sáng, hoặc ánh sáng nhẹ để mầm phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn không được để khay rau cải mầm dưới ánh sáng trực tiếp hoặc có mưa hắt vào.
Bạn tiếp tục tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát bằng bình phun. Chú ý tưới đều trên mặt khay và tưới vừa đủ, không được tưới ngập nước trong khay.
-
Bước 5: Thu hoạch rau cải mầm
Sau khoảng 7 ngày, bạn đã có thể thu hoạch lứa rau cải mầm của mình. Bạn có thể dùng dao sắc, cắt sát gốc cây rau cải hoặc nhổ cây lên rồi dùng kéo cắt bỏ rễ. Lúc này, bạn chỉ cần rửa sạch rau cải mầm và đem vào chế biến. Bạn không nên để rau cải mầm trong tủ lạnh quá lâu, nên ăn trong vòng 3 ngày để đảm bảo độ dinh dưỡng của rau mầm.
>>> MUA GIÁ THỂ TRỒNG RAU MẦM <<<