Kỹ thuật trồng bí đỏ hạt đậu năng suất cao
Bí đỏ hồ lô hay còn gọi là bí đỏ hạt đậu, đây là một giống bí có ruột rất đặc, ăn dẻo và ngọt. Không chỉ thơm ngon mà giống bí này còn có thể thích nghi được với nhiều loại thời tiết khác nhau, có thể trồng và thu trái quanh năm mang lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân, các trang trại canh tác rau sạch.
I. Chuẩn bị
1. Chọn giống
Bí đỏ hồ lô là giống bí đỏ lai cao sản cho năng suất vượt trội. Để mùa vụ bội thu, bà con có thể chọn mua giống tại Website: khangnongseeds.vn
2. Thời vụ gieo trồng
Bí đỏ hồ lô có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên khả năng chịu hạn tốt hơn, không chịu được ngập úng, do đó thời vụ chính thích hợp để gieo hạt:
-
Vụ đông xuân: Gieo hạt tháng 11, cắt ngọn tháng 2 - 3, thu hoạch quả vào tháng 4 - 5 dương lịch.
-
Vụ hè thu: gieo hạt vào tháng 6 - 7, cắt ngọn và thu quả vào tháng 9 - 10 dương lịch.
Ngoài ra, bà con cũng có thể tham khảo thời vụ trồng bí đỏ tại nhiều khu vực khác nhau:
Khu vực |
Vụ chính |
Vụ phụ |
Miền Bắc |
Tháng 10, 11 |
Tháng 12, 1 |
Miền Trung |
Tháng 12, 1, 2 |
Tháng 3, 4, 5 |
Miền Tây Nam Bộ |
Tháng 11, 12, 1 |
Tháng 2, 3, 4 |
Miền Đông Nam Bộvà Tây Nguyên |
Tháng 4, 5 |
Tháng 8, 9 |
3. Mật độ trồng:
* Hàng đôi
Hàng cách hàng: 1,2 m
Cây cách cây : 0,4 – 0,5 m
3.300 – 4.200 cây (4-5 gói (gói:5gram))
* Hàng đơn
Hàng cách hàng: 0,8 m
Cây cách cây : 0,3- 0,4 m
3.100 – 4.100 cây (4-5 gói (gói:5gram))
II. Ngâm ủ hạt giống
Bước 1: Chuẩn bị nước ấm 50 – 52oC: lấy 2 phần nước sôi (95 – 100oC) pha với 3 phần nước giếng hoặc nước máy (25 – 30oC).
Bước 2: Ngâm hạt: mở bao hạt giống ra cho vào nước ấm ở bước 1, ngâm khoảng 2 – 3 giờ.
Bước 3: Ủ hạt
- Dùng khăn lông hoặc loại vải có khả năng giữ ẩm, giặt sạch, vắt vừa đủ ẩm (khoảng 80 – 85%).
- Lấy hạt đã ngâm ở bước 2 trải mỏng vào khăn, sau đó đặt hạt ủ vào nơi có ít ánh sáng, ấm (khoảng 28 – 30oC).
Bước 4: Gieo hạt
- Sau khoảng 40 - 42 giờ hạt sẽ nảy mầm, bà con gieo hạt đã nảy mầm vào vườn ươm.
- Ủ lại những hạt chưa này mầm như ở bước 3, sau khi hạt nảy mầm hết thì tiếp tục đem gieo vào bầu.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Kỹ thuật chăm sóc cây vườn ươm
- Sau khi hạt nảy mầm, đem gieo khay hoặc gieo vào bầu. (vật liệu làm bầu gồm: 2 phần phân chuồng hoai và 1 phần đất + một ít DAP.)
- Nếu không trộn DAP trong vật liệu làm bầu thì pha 20 gram DAP/10 lít nước, tưới 3 ngày một lần nhằm kích thích phát triển rễ.
- Phun thuốc trừ bệnh chết rạp cây con trong vườn ươm và trước khi mang ra trồng các loại thuốc sau: Ridomil, Rovral, Monceren, Validacin,…
- Khi cây con có 4 – 5 lá thật thì đem ra trồng.
2. Quy trình và cách bón phân
Phân bón là yếu tố quan trọng đối với bí đỏ. Bón quá ít hoặc quá nhiều đều sẽ gây rối loạn sinh trưởng ở cây, ảnh hưởng đến mức độ sai quả dẫn đến năng suất kém.
Kỹ thuật bón phân cho 1ha cây bí ngay sau khi gieo trồng như sau:
-
Bón vôi trước khi trồng 7 – 10 ngày
-
Bón lót:
|
Phân chuồng hoai mục (tấn) |
Phân đạm ure (kg) |
Phân Super lân (kg) |
Phân kali (kg) |
Tổng |
5 |
220 - 260 |
400 - 450 |
160 - 180 |
Bón lót |
5 |
|
400 - 450 |
|
Bón thúc lần 1 |
|
50 - 60 |
|
40 - 50 |
Bón thúc lần 2 |
|
60 - 70 |
|
60 |
Bón thúc lần 3 |
|
110 - 130 |
|
60 - 70 |
-
Vụ xuân hè: 5 tấn phân hữu cơ + 260kg phân đạm Ure + 450kg phân Super lân + 180kg phân kali
-
Vụ thu đông: 5 tấn phân hữu cơ + 220kg phân đạm ure + 400kg phân Super lân + 160kg phân kali
Thời gian bón thúc cho bí đỏ hồ lô như sau:
-
Lần 1: Bón thúc sau khi trồng cây từ 10 - 12 ngày, bón phân kết hợp vun xới đất lần 1
-
Lần 2: Bón thúc sau khi trồng cây từ 25 - 30 ngày, bón phân kết hợp vun xới đất lần 2
-
Lần 3: Bón thúc sau khi cây ra hoa và bắt đầu đậu quả (sau khi trồng từ 35 - 50 ngày)
Nếu cây sinh trưởng và phát triển kém bà con có thể bón phân tổng hợp NPK 16 - 16 - 8 bằng cách pha loãng phân với nước sau đó tưới vào giữa luống để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
Lưu ý:
-
Vôi nên rải lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.
-
Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6 – 7 cm để tăng hiệu quả phân bón.
-
Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ để tăng hiệu quả phân bón.
3. Tưới nước
- Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ độ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh.
- Duy trì độ ẩm đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả nên tưới thấm để đảm bảo đủ lượng nước cho cây phát triển tốt. Sau mưa cần khẩn trương rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.
4. Phủ luống
- Phủ luống giúp bộ rễ cây phát triển tốt, tránh tác động trực tiếp của nắng nóng và mưa rét.
- Bà con có thể dùng màng phủ nông nghiệp hoặc rơm rạ để phủ gốc. Nếu dùng màng phủ thì tốt nhất là phủ trước khi trồng sau đó đục lỗ trên màng phù và trồng cây.
- Còn nếu phủ bằng rơm rạ thì sau khi vun xới đất lần 2, bà con san phẳng mặt luống và phủ rơm rạ.
5. Bấm ngọn, sửa dây, tạo hình
- Tiến hành bấm ngọn khi cây bí đỏ hạt đậu ra được 4 - 5 lá thật để tạo nhánh trèo, hạn chế thân chính phát triển quá dài.
- Khi bí ra dây dài khoảng 1m thì dùng đất đặp một đoạn thân xuống để kích thích ra rễ giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây.
- Mỗi cây bí đỏ chỉ nên để từ 2 - 4 nhánh hoặc 1 dây chính và 2 dây nhánh.
- Làm sạch cỏ, sửa dây, cắt bớt lá vàng úa phía dưới gốc để tạo độ thông thoáng.