HƯỚNG DẪN TỈA NHÁNH/NGẮT NGỌN CHO CÁC LOẠI DƯA
1. DƯA LÊ QỦA NHỎ/DƯA HẤU/DƯA BỞ
Ngắt hết nhánh từ gốc đến lá thứ 8, nuôi thân chính và các nhánh từ nách lá thứ 9. Dưa lê có thể nuôi tất cả số quả thụ phấn được, dưa hấu và dưa bở thì chọn 2-3 quả để nuôi, mỗi nhánh 1 quả, sau đó tỉa hết các nhánh còn lại.
2. DƯA LUỚI & DƯA LÊ QUẢ TO
Dưa lưới và các dòng dưa lê quả to chỉ nuôi 1 thân chính và 1 cây chỉ nên nuôi 1 quả hoặc tối đa là 2 quả nhưng quả sẽ nhỏ hơn. Tỉa hết nhánh từ gốc đến lá thứ 9, nuôi 3 nhánh ở nách lá số 10,11,12, mỗi nhánh sẽ thụ phấn chọn 1 quả. Sau khi thụ phấn vài ngày, chọn 1 quả khoẻ và đẹp nhất giữ lại nuôi, ngắt bỏ 2 quả ở 2 nhánh còn lại.
3. DƯA LEO
Trước khi tỉa nhán cho dưa leo cần xác định loại dưa leo đang trồng là dưa leo thụ phấn chéo hay là dưa leo tự thụ phấn.
-
Dưa leo thụ phấn chéo là giống dưa leo ra cả hoa đực và hoa cái trên cùng 1 cây, thụ phấn nhờ ong bướm, côn trùng hoặc thụ phấn tay. Giống này không nên trồng trong nhà lưới/kính mà chỉ trồng ngoài trời.
-
Dưa leo tự thụ phấn là giống dưa chỉ ra hoa cái và tự tạo quả, không cần sự hỗ trợ của ong bướm hay gió. Có 1 số ít giống vẫn ra cả hoa đực trên cây nhưng cũng thuộc dòng tự thụ phấn như dưa leo nếp hàn quốc.
CÁCH TỈA NHÁNH
-
Dưa leo thụ phấn chéo: từ lá thứ 1 đến lá thứ 8 ngắt bỏ hết nhánh phụ và quả để nuôi 1 thân chính, không ngắt hoa đực. Từ lá thứ 8 trở lên bắt đầu để quả và nhánh phụ. Lưu ý ở thân chính nách lá nào có cả nhánh phụ và quả thì ngắt bỏ nhánh, chỉ để nhánh phụ ở những nách lá không có quả. Nếu nhà ai làm giàn ngang cho cây thì khi cây leo lên đến mặt giàn thì ngắt ngọn, nếu chỉ làm giàn đứng thì không cần ngắt ngọn.
-
Dưa leo tự thụ phấn: Đa số dưa leo tự thụ phấn chỉ nên nuôi 1 thân chính để cây tập trung ra quả ở các nách lá, tỉa hết các nhánh và tỉa hết lá+quả duới lá thứ 8. Tuy nhiên để cây đạt năng suất cao hơn thì nên giữ lại các nhánh ở nách lá thứ 6 và 7 trở lên, tỉa hết các nhánh bên dưới, nhánh nào đậu chùm hoa đầu tiên thì bấm ngọn nhánh đó. Sau khi thu hoạch quả nên cắt tỉa hết lá già và nhánh xấu đi để cây nuôi lứa quả khác.
Nguồn: tổng hợp kinh nghiệm từ nhiều nguồn